Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007

KIỂU CẮM CƠ BẢN 4




Vật liệu :
- Hoa cúc Nhật
- Cây rong đá
Thực hiện :
- Cành 1 : Chiều dài = 1,5 chiều rộng bình, cắm ngã phải 90 độ (cây rong đá)
- Cành 2 : chiều dài = 1/2 cành 1, cắm thẳng 0 độ (cây rong đá)
- Cắm hoa Cúc Nhật từ cành 2 trở xuống và thấp dần xuống đến miệng bình
- Cắm lá xen kẻ vào các chỗ trống còn lại.

KIỂU CẮM ĐƠN GIẢN 3





Vật liệu :

- Hoa cúc nút áo

- Hoa Agapanthus

- Cây rong đá
(Cắm theo hoa hình đứng)

HOA AGAPANTHUS


Hoa Agapanthus thân thẳng đứng có màu duy nhất là màu tím xanh, hoa nở theo hình khối cầu, độ bền trung bình.

CÂY CỎ NÚT ÁO


Là một loài cỏ dại, có lẻ vì nó giống nút áo nên người ta gọi nó là Cỏ Nút áo.
Cỏ nút áo có độ bền trung bình, do thân mỏng manh và hình dáng của nó nên trong cắm hoa thường đ ược sử dụng làm hoa đệm.

CÂY THỦY TRÚC


Cây thủy trúc còn được gọi là trúc ngược.
Vì thủy trúc có thể trồng nếu ta cắm ngược phần lá xuống đất, đặc biệt thủy trúc thích hợp với vùng đất ẩm thấp.
Trong cắm hoa thủy trúc có độ bền trung bình, tuỳ theo mẫu cắm ta có thể tận dụng cả lá và thân để sử dụng.

CÂY RONG ĐÁ


Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

Cắm hoa nghệ thuật - Kiểu 1



- Lấy các cánh của hoa đồng tiền trang trí nền của chậu cắm
- Cành 1 : Nhuỵ hoa đồng tiền còn lại cắm thẳng 0 độ, chiều dài = 2 lần chiều rộng bình
- Cành 2 : Chọn 1 thân Kim thuỷ tùng có dáng đẹp, bỏ các lá ở phần gốc, cắm theo chiều đứng của cành 1
- Cắm 1 hoa đồng tiền thấp sát mặt bình làm điểm nhấn




Hoàn tất : Cắm lá và hoa phụ che kín xốp cắm









KIỂU CẮM ĐƠN GIẢN 2



Cành 1 : dài = 1,5 chiều cao + rộng bình ; cắm thẳng 0 độ (hoa lan trắng)
Cành 2 : cắm nối tiếp nhưng thấp hơn cành1 (hoa lan tím)




Cành 3 : Cắm sát miệng bình, ngã phía trước 90 độ (hoa lan vàng)

Hoàn tất : Cắm lá và hoa đệm vào những chỗ trống còn lại

KIỂU CẮM ĐƠN GIẢN 1


Bước 1 : Tạo khung hình chính bằng các cành khô
Cành 1 : dài = 2 lần chiều rộng bình ; cắm nghiêng phải 10 độ
Cành 2 : dài = 2/3 cành 1 ; cắm nghiêng 90 độ ; hơi ngã phía trước

Bước 2 : Cắm các nụ hoa cặp theo khung hình chính




Bước 3 :
Chọn 2 hoa hồng nở to, cắm thấp gần sát miệng bình làm trọng tâm của bình hoa

Bước 4 :
Cắm lá và hoa nhỏ đệm vào các khoảng trống

THIÊN ĐIỂU


Thiên Điểu còn được gọi là con Thiên Điểu, không có nhánh, thân thẳng và cứng cáp, thường được sử dụng cho các bình hoa lớn và đặc biệt làm hoa tặng cho phái nam vì nét mạnh mẻ của nó.

HOA CÚC


(Hoa Cúc Nhật có nhuỵ màu xanh)

Có rất nhiều loại Cúc như Cúc Đại đoá, Cúc Nhật, Cúc Mai, Cúc Kim tiền, Cúc Ngũ sắc, Cúc Mâm sôi, Cúc Bách nhật, Cúc Bất tử, Cúc Magic,...

Đặc điểm chung của hoa Cúc có độ bền cao, không rụng cánh như hoa hồng và nhiều loài hoa khác, đa số các giống cúc hoa đều có màu sắc thanh nhã và dịu dàng.

Hoa Cúc được xem là một trong loài hoa quân tứ, như những người bạn tâm tình, dáng hoa đẹp, mùi thơm dịu và kín đáo, thơm cả lá và cành, thường được sử dụng vào những nơi tôn nghiêm.

LÁ TRONG CẮM HOA

Rất nhiều chủng loại lá để ta sử dụng trong cắm hoa, tuỳ theo điều kiện của từng vùng và tuỳ theo mẫu cắm mà ta chọn loại lá thích hợp cho tác phẩm của mình. Nhưng để có một tác phẩm đẹp hoàn thiện thì lá không thể thiếu trong một bình hoa, và đôi khi có nhưng tác phẩm không có hoa mà chỉ có các loại lá kết hợp với nhau.

Các loại lá thường dùng :


1. Lá Dương xỉ Pháp : độ bền cao, dễ sử dụng


2. Lá Kim thủy tùng : dễ sử dụng, độ bền trung bình



3. Lá Trúc đốm : độ bền cao, dễ sử dụng




4. Lá Tùng nho : độ bền trung bình, lá Tùng nho làm nền rất đẹp



5. Lá Chanh : độ bền rất cao, thân thẳng nên khó uốn cong, phù hợp với hoa hình đứng



6. Lá Trầu bà : độ bền cao, không có thân cứng nên khó cắm



7. Lá Chân vịt : độ bền cao, rất dễ cắm, đặc biệt có th ể dùng lá chân vịt để tạo dáng (bổ sung hình sau)

Và còn rất nhiều loại lá như : Thuỷ trúc, Thông thiên, Huyết dụ, lá Cau kiểng, lá Dừa kiểng…

HOÀNG ANH - SAO TÍM - SAO VÀNG


Hoàng Anh - Sao Tím - Sao Vàng thường được dùng làm hoa phụ, tuỳ theo màu sắc của hoa chính ta sẽ chọn màu hoa phụ.

Một số lưu ý khi cắm hoa phụ :
- Hoa phụ luôn thấp hơn hoa chính
- Cắt tỉa rời từng cành nhỏ, không để nguyên cành và bỏ lá
- Có thể cắm nhiều nếu ta chọn hoa phụ làm nền

Đặc điểm của hoa Sao tím :
Sau khi cắm hoa tươi, ta có thể dùng Sao tím làm hoa khô cắm chung với những cành khô

Nhược điểm của hoa Sao vàng : thân hoa rất yếu, thao tác cắm hoa khó

HOA HỒNG


Hoa hồng là loài hoa đại diện cho ngôn ngữ của tình yêu, chủng loại hoa hồng hiện nay rất đa dạng và phong phú kể cả về màu sắc.

Cách chọn hoa hồng :
Cánh hoa : ta dùng tay bóc vài cánh hoa bên ngoài còn độ cứng dòn
Đài hoa : ôm bầu hoa, hoặc xoè ra nhưng không bị rủ xuống,
Thân hoa : thân và lá còn xanh tươi.

Nhược điểm của hoa hồng : độ bền không cao

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2007

HOA CẨM CHƯỚNG



Hoa cẩm chướng có 2 loại : cẩm chướng đơn và cẩm chướng nhánh
Cẩm chướng đơn : 1 cành một hoa, thân cứng cáp, đường kính hoa to
Cẩm chướng nhánh : 1 cành có nhiều hoa, thân yếu, đường kính hoa nhỏ

Cách chọn hoa : Nếu búp hoa chưa nở, ta phải chọn búp lớn, đầy đặn, cánh hoa đã nhú ra khỏi đài hoa nhiều.
Đặc điểm : Hoa cẩm chướng có nhiều màu sắc rất đẹp, độ bền rất cao.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2007

HOA ĐỒNG TIỀN


Cách chọn và bảo quản Hoa đồng tiền

Cuống hoa : hoa mới gốc sẽ còn phần lông tơ mịn màu trắng, cứng cáp không bị thối nhũn.

Cánh và nhuỵ hoa : không dập, không mất cánh, nhụy hoa chưa bung nở nhiều, thường hoa đồng tiền có nhuỵ màu đen sẽ có cánh hoa đẹp hơn, nhưng đường kính hoa không lớn.

Bảo quản thân hoa : do thân hoa đồng tiền rổng, khi mua về nên dùng kẽm và băng keo sáp quấn thân hoa bắt đầu từ phần đài hoa xuống thân hoa, và chỉ quấn vừa đủ độ dài ta cần sử dụng.

HOA LAN

Cách chọn : cánh hoa nguyên vẹn, không bị thâm màu, không bị mất hoặc rách cánh, các nụ hoa có màu xanh tươi, không úa héo, cành dài nhiều hoa.




Đặc điểm : hoa Lan có độ bền rất lâu nếu ta cắm vào xốp cắm hoa, trường hợp cắm vào bình không dùng xốp thì phải ít nước vì thân hoa Lan rất dễ bị úng nước.

Ứng dụng : ngoài việc chọn hoa Lan để cắm trang trí, hoa Lan thường được sử dụng vào hoa cài áo, hoa cài tóc cho Cô dâu hoặc các lễ hội

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2007

CHĂM SÓC HOA TƯƠI TRƯỚC KHI CẮM

Hoa tươi mua về trước khi cắm các bạn lưu ý các thao tác sau :

Khôi phục trạng thái ban đầu của hoa tươi, khi mua hoa tươi về ta nên cắt bỏ một ít phần gốc, ngâm ngập 2/3 thân hoa vào nước khoảng 20 phút.

Cắt cành hoa tươi trong nước ấm để tuổi thọ của hoa tươi được kéo dài hơn.

Tránh không làm dập thân hoa khi cắt ta nên sử dụng dao cắt thật bén và cắt theo đường xéo với thân hoa.

Mục đích cắt xéo thân hoa để tiết diện thân hoa rộng hơn thì việc hấp thu nước để dẫn lên cuống hoa dễ dàng hơn.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2007

KHÁI NIỆM VỀ MÀU SẮC CƠ BẢN

Đối với nghệ thuật cắm hoa không chỉ thiên về vẽ đẹp của từng loài hoa, hoặc kỹ thuật cắm một bình hoa, khía cạnh mỹ thuật cũng là một trong mấu chốt của tác phẩm, trong đó không thể không nói đến về màu sắc. Đây là những khái niệm cơ bản về màu sắc để các bạn có thể tham khảo, để hiểu về màu sắc kỹ hơn các bạn nên nghiên cứu thêm ở một số tài liệu khác và bảng vòng tròn màu sắc có bán sẵn ở các nhà sách.

Màu sắc cơ bản trong bảng màu quang phổ gồm 7 màu : hồng, vàng, vam, xanh lục, xanh da trời, xanh lam, tím

- Ba màu gốc : đỏ - vàng – lam
- Màu trung gian : là do 2 trong 3 màu gốc pha trộn với nhau
- Màu đối xứng : là màu gốc và màu trung gian đối xứng nhau trong vòng tròn màu sắc
- Màu pha trộn : là hai màu trung gian hỗn hợp với nhau
- Độ sáng tối : nói lên mức độ sáng tối và đậm nhạt của màu sắc, độ sáng của màu gốc là lớn nhất
- Độ thuần : là độ thuần khiết của màu. Độ thuần của màu gốc là cao nhất, kế đó là màu trung gian

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT CẮM HOA

1. Nghệ thuật cắm hoa Phương Đông

Cắm hoa Phương Đông bắt nguồn từ Trung Quốc, từ thời kỳ Tiên Tần đến Hán Nguỵ Nam Bắc triều, đến thời Tùy Đường phát triển hơn và qua đời Tống nghệ thuật cắm hoa biến thành thú chơi tao nhã, và đạt đến đỉnh cao vào thời triều Minh, cho đến đời Thanh bắt đầu suy dần và phục sinh vào thế kỷ 20.

Nghệ thuật cắm hoa Phương Đông du nhập vào Nhật Bản thời kỳ Tùy Đường của Trung Quốc và được phát triển nhanh chóng ở đất nước này. Cho đến sau thế chiến thứ hai trong thế kỷ 20, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản được truyền khắp nơi trên thế giới.

2. Nghệ thuật cắm hoa Phương Tây :

Nghệ thuật cắm hoa Phương Tây khởi nguồn từ Ai Cập cổ, phần nhiều dùng hoa để tế lễ. Thế kỷ 14-16, thời kỳ vận động phục hưng văn nghệ ở Châu Âu, nghệ thuật cắm hoa càng được ứng dụng rộng rãi hơn. Người ta đem hoa cắm đầy vào bình, giỏ hoa, để làm vật trang trí nội thất. Trung tâm hoa kiểng đương thời là nước Pháp. Thế kỷ 19 – 20 thời đại của nữ hoàng Victoria, là thời kỳ hưng thịnh của nước Anh, trung tâm hoa kiểng dần dần di chuyển đến nước Anh và phát triển đến ngày nay.

3. Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản :

Vào thế kỷ thứ 6, thời nhà Tùy ở Trung Quốc, sứ giả của Thiên Hoàng là Tiểu Dã Muội Tử đã đem bó hoa cúng dường ở buổi tế đàn Phật giáo về Nhật Bản. Ông xây dựng nên trường phái “Trì Phường Lưu”. Sau đó, bộ sách “Bình sử” của Viên Hoàng Đạo (Trung Quốc) được dịch ra tiếng Nhật, giới cắm hoa Nhật Bản tôn trọng nó như kinh điển. Về sau do sự phát triển không ngừng của nghệ thuật cắm hoa, những người yêu nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đã gộp lại được 3 trường phái cắm hoa lớn và lưu truyền đến nay.

PHƯƠNG PHÁP GIỮ HOA LÂU TÀN

  1. Thay nước bình hoa mỗi ngày
  2. Rửa sạch bình cắm
  3. Chọn xốp cắm loại tốt
  4. Tránh để bình hoa nới có nắng, gió như dưới quạt, bên cửa sổ
  5. Nếu hoa bị mất nước nhiều, dùng bình phun nước loại nhỏ, phun nước lên hoa. Ngoại trừ hoa Lys và hoa Cúc trắng phải phun phần sau lưng của hoa.
  6. Chọn hoa tươi có màu sắc đậm, đài hoa xanh, cuống hoa không bị dập hoặc thối rửa.
  7. Có thể sử dụng thêm thuốc bảo quản hoa lâu tàn

MỘT SỐ Ý NGHĨA CHUNG


Ý nghĩa của đường nét :
  • Nét thẳng : sự hùng mạnh, cứng rắn, cương quyết
  • Nét nghiêng : sự mềm mại, dịu dàng
  • Nét ngang : trạng thái cân bằng

Ý nghĩa màu sắc :
  • Màu nóng : (đỏ, cam, vàng) thể hiện ý mạnh mẽ, hoạt động
  • Màu lạnh : (xanh, trắng, tím) thể hiện chiều sâu nội tâm, tình cảm
Các phụ liệu thường đi kèm :
  • Sinh nhật : Nến, quà, thiệp, bong bóng ..
  • Đám cưới : Quả tim, vòng, nhẫn, ly rượu ...

trích từ mainguyenflowers

LỜI NÓI ĐẦU



Yêu hoa và thưởng thức hoa là một trong những thú vui tao nhả được không ít người quan tâm và tìm hiểu. Bởi một lẻ đơn giản hoa là hiện thân của cái đẹp.

Ngoài ý nghĩa thể hiện nét sống động của bình hoa, nghệ thuật cắm hoa còn đòi hỏi người thực hiện dựa trên nền tảng căn bản cần có tính sáng tạo phong phú, thể hiện bình hoa với nhiều chủ đề khác nhau, và thổi được hồn mình vào tác phẩm của mình.

Hy vọng Blog này là cầu nối giữa tôi và các bạn với nhau, để cái đẹp ngày càng được thể hiện đẹp hơn.

mainguyenflowers